Với Ford ở Việt Nam, các phiên bản thường thấy nhất ở mỗi dòng xe là Trend và Titanium. Trend (xu hướng) là phiên bản dành cho số đông với trang bị tiêu chuẩn. Titanium (titan) là phiên bản cao cấp với trang bị đầy đủ nhất.
Toc
Ý nghĩa các chữ cái trên xe Ford
Ngoài ra, chiếc bán tải Ranger còn đánh tên theo những ký hiệu như XL, XLS, XLT, Wilktrak. Có nhiều cách giải thích về các ký hiệu này. Ban đầu XL thường được các hãng sử dụng với ý nghĩa là eXtra Luxury, là phiên bản cao nhất. Nhưng càng về sau ôtô càng có nhiều phiên bản, vì vậy ký hiệu cũng mở rộng hơn. XLS có thể là XL + Sport hoặc Standard, XLT là XL + Touring.
Tại Việt Nam, xếp các phiên bản của Ford Ranger nếu theo thứ tự trang bị động cơ, tiện nghi, công nghệ từ thấp lên cao thì XL – XLS – XLT – Wildtrak.
* Xem thêm các hãng khác:
Toyota: J, E, G, V, Q |
Chevrolet: LT, LTZ, LS |
Nissan: XL, XV, SL, VL, SV |
Kia: GAT, GATH, DAT, DATH |
Ford: Trend, Titanium, XL, XLS, XLT |
Khác: VVT-i, 4Matic, Quattro, SkyActiv |
Giải thích ý nghĩa các kí hiệu 2WD, 4WD, 4×2, 4×4 trên xe ô tô
1. Xe 1 cầu và xe 2 cầu
Xe 4×4 hệ thống truyền động sẽ truyền cả 4 bánh
Để hiểu về các mẫu xe bạn cần hiểu khái niệm về “cầu” và “trục truyền động”:
Cầu: Là hệ thống kim loại bằng chiều rộng chiếc xe, 2 đầu trục gắn hai bánh xe. Mỗi chiếc xe hơi cần tối thiểu là 2 trục để gắn 4 bánh xe. Hai trục đó còn được gọi là 2 cầu. Hiện nay trên các xe du lịch không cần đến các trục ngang nữa nhờ có hệ thống treo độc lập nhưng theo thói quen người ta vẫn gọi xe một cặp bánh là xe 1 trục.
Trục truyền động (trục dẫn động) là bộ phận có vai trò truyền lực từ động cơ đến các cầu và các bánh xe để làm xe chuyển động. Có các loại trục truyền động như sau:
- Truyền động 4 bánh: Lực từ động cơ sẽ truyền đến cả 4 bánh và đòi hỏi có 2 trục truyền động, truyền động bán thời gian gọi là 4WD hay 4×4, toàn thời gian gọi là AWD. Như vậy, bạn đã có thể hiểu được xe 4×4 là gì.
- Truyền động đến các bánh sau: Cần 1 trục truyền động dành cho những xe chuyên chở nặng và cần sức kéo lớn.
- Truyền động đến các bánh trước: Cần 1 trục truyền động ưu điểm là đi lại nhẹ nàng và linh hoạt.
Vậy có thể kết luận:
Xe 1 cầu: Là xe được truyền động đén 2 bánh (có thể là 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau) và chỉ có 1 trục truyền động.
Xe 2 cầu: Là xe được truyền động đến cả 4 bánh và có 2 trục truyền động.
2. Xe 2WD, 4WD, AWD, xe 4×2, xe 4×4 là gì?
Nhìn vào phần đuôi xe bạn có thể nhận biết được xe sử dụng hệ thống truyền động nào
Xe 4×4 (4WD- Four-wheel drive): là xe mà cả 4 bánh đều được truyền động, xe 4WD còn được phân chia làm nhiều loại khác nhau.
Xe 4×2: (2WD – Two-Wheel Drive): xe được truyền động 2 bánh, nếu được truyền động đến 2 bánh sau (có 1 trục truyền động) thì gọi là xe truyền động cầu sau, ngược lại (truyền động đến 2 bánh trước) thì gọi là xe truyền động cầu trước.
Cách nhận biết xe thuộc loại truyền động nào:
Cách 1: Bạn có thể nhìn vào decan dán trên đuôi xe với các kí hiệu cơ bản như: 4×4, 4×2 hoặc 4WD, 2WD.
Cách 2: Nhìn xuống gầm xe thấy trục nào có trục láp thì đó là cầu chủ động, nếu không có thì là cầu không chủ động. “Trục láp” là bộ phận để truyền chuyển động từ hộp số đến các bánh xe. Các xe dòng sedan ngày nay thường chỉ dẫn động một cầu và thường là cầu trước.
3. Một số kí hiệu khác
AWD = All-Wheel Drive: Tất cả các bánh xe đều được truyền động và các bánh xe chuyển động với tốc độ như nhau.
FWD = Front-Wheel Drive: Dẫn động cầu trước.
RWD = Rear-Wheel Drive: Dẫn động cầu sau.
Part-Time 4WD: Tất cả 4 bánh xe đều được truyền động nhưng khác nhau ở lực truyền, có thể điều chỉnh được lực truyền đến cầu trước hoặc cầu sau. Xe Part-Time 4WD có 2 khoảng tốc độ khác nhau gọi là “Hi” (viết tắt từ High – cao) và “Lo” (viết tắt từ Low – thấp). Hệ thông truyền động này được dùng để thay thế cho 2WD trong trường hợp xe phải chạy trên các bề mặt đường cứng như đường vỉa hè, đường xi măng,… nghĩa là những nơi cần thêm lực kéo và có khả năng hỏng hóc cao.
Full-Time 4WD: Tất cả 4 bánh xe đều được truyền động như nhau trong mọi thời điểm và trên mọi loại bề mặt đường. Xe Full-Time 4WD có thể có hoặc không có 2 khoảng tốc độ “Hi” và “Lo”. Hệ thông truyền động này thường có thêm lựa chọn chuyển sang chế độ part-time để khi cần có thể chuyển sang kiểu truyền động 2WD.
Automatic Four-Wheel Drive (A4WD): Hệ thống truyền động có thể tự động chuyển sang chế độ 4WD khi cần. Hệ thống này có bộ phận cảm biến tốc độ giữa các bánh xe để mở/đóng chế độ 4WD.
Shift on the Fly 4WD: Hệ thống truyền động này cho phép người lái tự chuyển từ chế độ 2WD sang 4WD Hi mà không cần phải dừng xe. Hệ thống này có quy định tốc độ giới hạn để thực hiện việc chuyển đổi, thường là dưới 97 km/h.
Hi vọng những thông tin về xe 4×4 là gì và giới thiệu về các hệ thống dẫn động đã giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về các mẫu xe này. Đừng quên cập nhật tin tức của chúng tôi để cập nhật xu hướng mới nhất về ô tô.